- Nguồn Sưu tầm -
Nếu bạn đang tìm kiếm một loại cây dễ trồng, dễ sống, không tốn thời gian chăm sóc mà đa công dụng, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua cây hương thảo.
Nguồn gốc & Đặc điểm cây hương thảo
Cây hương thảo (Còn gọi là cây Tây Dương chổi) là loại thực vật có hoa thuộc họ nhà hoa môi. Hương thảo có tên khoa học là Rosmarinus officinalis L.Cái tên Rosmarinus được đặt theo tiếng Latin, trong đó Ros có nghĩa là Sương, marinus ý chỉ biển, gọi đầy đủ là "Sương của biển". Chúng nhắc người ta nhớ đến bờ biển vùng Địa Trung Hải - Nơi khai sinh ra giống cây hương thảo. Cây sống tốt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, nên Việt Nam là môi trường lý tưởng cho cây phát triển mạnh.
Thân hương thảo nhỏ, phân nhánh, cao từ 1 - 2 m, thường mọc thành bụi. Lá cây hình dải, dẹp, có màu xanh sẫm, có mép gập xuống, nhẵn ở mặt trên và có lông trắng ở mặt dưới. Hoa hương thảo dài cỡ 1cm, có màu lam nhạt. Điểm đặc trưng của hương thảo là có mùi thơm dễ chịu nên được nhiều gia đình và văn phòng lựa chọn bài trí trong phòng.
Tác dụng của cây hương thảo
Hương thảo được xem là loại cây dễ trồng, dễ sống và không tốn nhiều thời gian chăm sóc. Bên cạnh công dụng làm đồ trang trí cho các văn phòng, nhà ở, cây còn có nhiều công dụng thiết thực nhờ vào tinh dầu và hương thơm.Hương thảo có vị chát, hơi se, nóng, có mùi nên được ứng dụng trong quá trình điều trị chứng rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày nhờ khả năng chuyển máu, tẩy uế, gây sự dồn máu ở vùng bụng, kích thích sự tiết ở ruột, dạ dày.
Thành phần trong hương thảo chủ yếu chứa tinh dầu, bao gồm: Borneol, Camphor, Terpen, Acetat Bornyl, Cineol, Sesquiterpen, A-pinen. Lượng tinh dầu trong cây khô chiếm 1,1 - 2 % ở lá, 1,4% ở hoa. Do đó, người ta thường sử dụng tinh dầu hương thảo để thông ruột, lợi mật, lợi tiểu.
Ngoài ra, tại Châu Âu, lá hương thảo được dùng làm thuốc Pommat, xoa trị đau nửa đầu và thấp khớp. Nước hãm từ một nắm lá với 500ml nước dùng còn có công dụng tốt trong việc rửa vết thương, nhiễm trùng lâu khỏi.
Không chỉ dừng lại ở đó, hương thảo còn cực tốt cho sản phụ và trẻ nhỏ. Các bà mẹ rơi vào tình trạng mệt mỏi, căng thẳng và thường xuyên cáu gắt nhờ hương thơm của hương thảo mà thấy nhẹ nhõm, vui vẻ và đặc biệt là đỡ nghén hơn. Ngoài ra, tinh dầu của cây còn kích thích phát triển trí não của trẻ, giúp trẻ hoạt bát hơn, học tốt và nhanh thuộc bài hơn.
Mùi thơm cây hương thảo có thể giúp giải tỏa căng thẳng, chống buồn ngủ, tăng cường khả năng ghi nhớ. Điều này rất quan trọng với dân văn phòng bởi chúng quyết định lớn đến hiệu quả làm việc của bạn. Đồng thời, tinh dầu hương thảo còn là vũ khí mạnh trong việc đuổi các loại côn trùng gây hại một cách tự nhiên nhờ việc cây tiết ra tinh dầu mà không cần dùng đến các chất hóa học. Do đó, đừng chần chừ mà hãy sắm ngay cho mình chậu hương thảo đặt ban công, cửa sổ và cầu thang nhé.
Trong thực phẩm, hương thảo dùng để làm cây gia vị cực kỳ đặc biệt vì nó có vị đắng nhẹ rất quyến rũ, mùi của hương thảo có thế át mùi tanh của thịt cá, tạo thêm vị đặc biệt khi làm các món nướng như pizza, gà nướng, tôm nướng.
Không chỉ có tính ứng dụng cao trong chữa bệnh, nấu ăn, hương thảo là thành phần không thể thiết trong công nghệ sản xuất dược mỹ phẩm. Các chất chiết xuất từ hương thảo thường được đưa vào xà phòng, kem dưỡng da và trị liệu xoa bóp.
Ý nghĩa của hương thảo
Từ xưa, người ta đã tin rằng Hương thảo là biểu tượng cho lòng trung thành đồng thời có khả năng kết nối giữa hai thế giới, có khả năng trừ tà ma, mang lại may mắn, bình an cho gia chủ.Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hương thảo
Một loại cây nhỏ bé nhưng lại sở hữu nhiều công dụng cực kỳ thiết thực, đó là lý do bạn nên bắt tay vào trồng ngay cho mình trong nhà một cây hương thảo theo đúng kỹ thuật tránh trường hợp bị úng nước, thối rễ hoặc lá bị đen dần từ gốc đến ngọn.Cách chọn cây giống
Hương thảo có thể trồng từ cắt cành nhân giống hoặc mua sẵn cây tại các cửa hàng có bán. Nếu như cắt cành thì chiều dài cành cắt khoảng 5 - 10cm tỷ lệ sống của cành sẽ khoảng 70 - 90%.Có nhiều loại hương thảo với những đặc điểm riêng biệt, có những cây phát triển cao và rậm, một số cây có xu hướng leo.
Cây có hoa màu tím, cây lại có hoa sắc xanh hoặc trắng. Người ta ưa chuộng nhất là cây hương thảo thân thẳng trồng chậu hoặc nở hoa tím. Do đó, nếu lựa chọn mua sẵn thì giống thân trắng là đẹp nhất.
Cách giâm cành hương thảo
Đầu tiên, cần chọn nhánh hương thảo khỏe mạnh, dùng dao cắt một đoạn khoảng 10cm, tuốt sạch 3 - 4cm ở đoạn đã cắt.Sau đó, cắm cành vào ly nước lạnh (đảm bảo nước không ngập đến lá để tránh ngập úng).
Cuối cùng, đặt nhánh cây ở nơi khô thoáng, ánh sáng nhẹ. Sau 3 tuần khi nhánh mọc rễ thì đem trồng chậu.
Lưu ý, cây hương thảo rất phù hợp nơi có khí hậu mát mẻ nên kỹ thuật trồng hương thảo giâm cành cho hiệu quả tốt nhất trong điều kiện khí hậu ấm ấp vào cuối xuân, đầu thu.
Cách chọn đất trồng phù hợp
Do cây hương thảo có bộ rễ khá nhạy cảm và cần sự thoát nước tốt nên hương thảo hợp với đất tơi xốp, đủ ấm và giàu chất dinh dưỡng. Bạn nên tạo hỗn hợp đất bao gồm:- 50% đất dinh dưỡng trồng cây.
- 35% tro trấu, xơ dừa, mùn cưa đã xử lý vi sinh.
- 10% phân hữu cơ ủ hoại mục.
- 5% Chế phẩm vi sinh Trichoderma (ngăn chặn tuyến trùng, nấm bệnh gây ra hiện tượng vàng lá thối rễ).
Cách chăm sóc cây hương thảo
Ánh sángChọn nơi có bóng râm mát hoặc nơi có độ ẩm là phù hợp, nếu đặt ở chỗ nắng nóng thì lá sẽ bị cháy, teo dần, khô tinh dầu và cây sẽ chậm phát triển hoặc chết.
Vị trí nên để cây ở nơi có ánh nắng vào buổi sáng sẽ giúp lá cây hương thảo xanh hơn.
Tưới nướcHương thảo dễ sống nên bạn chỉ cần tưới đẫm vào buổi sáng là được.
Trong trường hợp thời tiết hành khô, có thể bổ sung thêm nước cho cây vào chiều giúp làm mát cây.
Tuy nhiên, đừng tưới quá nhiều trong một lần bởi chúng dễ gây ứ đọng nước dưới đáy chậu, gián tiếp gây thối rễ.
Phân bón
Chế độ phân bón cần đều đặn mỗi tuần với liều lượng nhỏ với Phân bón vi lượng - Dung dịch dưỡng rễ Collagen pha loãng với nước rồi tưới trực tiếp vào gốc cây sẽ giúp cây phát triển mạnh bộ rễ và kích chồi non trong giai đoạn đầu tiên. Sau đó, tưới đều đặn hàng tuần sẽ giúp cây có bộ rễ khỏe mạnh, hạn chế tình trạng úng nước và thối rễ.
Cây hương thảo cao từ 35 - 50cm chỉ cần 75ml nước/gốc mỗi ngày. Ngâm một muỗng Cafe phân NPK (15 - 5 - 20 + 3,5 TE) trong 1 lít nước khoảng 12 giờ để phân tan hết rồi tưới đều dưới gốc cây vào chiều mát.
Phòng bệnh
Đối với cây trồng chậu trong nhà có thể sử dụng bằng thuốc xịt muỗi, hoặc mang cây ra vườn rồi mới phun thuốc để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Đồng thời, thường xuyên cắt tỉa lá, loại bỏ cành héo khô cũng là phương pháp tốt phòng sâu bệnh cho cây.
This comment has been removed by a blog administrator.
ReplyDelete